Bấm lỗ tai là phương pháp làm đẹp khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết bấm lỗ tai kiêng gì, ăn gì để vết thương chóng lành, an toàn. Vậy nên bài viết dưới đây của bellybuttonsandbabies chúng tôi sẽ chia sẻ đầy đủ đến bạn những điều đó.
Mục lục
I. Bấm lỗ tai là gì?
Bấm lỗ tai là hình thức tạo ra lỗ trên tai để đeo khuyên, được thực hiện bằng cách dùng súng bấm để gắn khuyên xuyên qua vị trí cần bấm. Sau khi bấm xong, bạn cần đeo khuyên nhỏ để lỗ bấm không bị bịt lại trong khoảng thời gian nhất định cho đến khi lỗ bấm lành hẳn. Vậy nên, không ít người quan tâm đến vấn đề bấm lỗ tai kiêng gì để mau lành.
II. Mới bấm lỗ tai kiêng gì?
Việc bấm lỗ tai có nhanh lành hay không phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống của từng người. Dưới đây là một số loại thực phẩm mà bạn nên kiêng sau khi bấm lỗ tai để tránh để lại sẹo thâm, dị ứng, mưng mủ…
1. Kiêng ăn rau muống
Rau muống được biết đến là bài thuốc có tính mát, với tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu và sinh da, sinh thịt. Đây cũng chính là nhược điểm của loại rau này, chúng khiến vết thương dễ bị lồi thành sẹo. Vậy nên, nếu bạn đang không biết bấm lỗ tai kiêng gì thì đó chính là rau muống nhé.
2. Kiêng đồ nếp, thịt gà
Hai món ăn này đều có tính nóng, dễ gây ra tình trạng sưng và mưng mủ. Chúng khiến da lâu lành, dễ viêm nhiễm, thậm chí còn để lại sẹo xấu trên da. Do đó, sau khi bấm lỗ tai tốt nhất bạn nên tránh những món ăn chế biến từ đồ nếp, thịt gà.
3. Kiêng ăn trứng
Trứng giàu protein, canxi nên trước khi vết bấm lỗ tai lành hẳn thì sẽ gây ra hiện tường màu da khác. Hơn thế, lòng trắng trứng còn khiến vết thương lành lâu, dễ để lại sẹo và tăng khả năng xuất hiện mủ. Vậy nên, với thắc mắc bấm lỗ tai kiêng gì, bạn hãy tránh xa trứng trước khi vết thương được lành hẳn.
4. Kiêng thịt bò, hải sản
Hàm lượng đạm trong thịt bò cao nên giúp vết thương chóng lành, tuy nhiên theo kinh nghiệm dân gian thì loại thực phẩm này có thể làm vết thương để lại sẹo. Vì vậy, bạn cũng nên kiêng ăn thịt bò sau khi bấm lỗ tai.
Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn hải sản khi mới bấm lỗ tải, bởi chúng có thể gây ra tình trạng dị ứng, mưng mủ và lâu lành.
5. Kiêng dùng các chất kích thích
Bia rượu, các chất kích thích là những đồ uống bạn không nên dùng sau khi bấm lỗ tai. Bởi chúng có thể khiến dưng huyết, giãn mạch, khiến vết thương sưng và lâu lành. Do vậy, nếu bạn không muốn lỗ bấm bị đau nhức thì không nên sử dụng rượu bia khi mới bấm lỗ tai về nhé.
III. Bấm lỗ tai bao lâu thì thì lành?
Cũng giống như thắc mắc bấm lỗ tai kiêng gì thì việc bấm lỗ tai có chóng lành hay không còn phụ thuộc vào vị trí bấm, độ tuổi và cơ địa của từng người.
Cụ thể, đối với trẻ nhỏ thì thời gian lành sau khi bấm lỗ tai thường khá nhanh. Bởi đây là độ tuổi mà các tế bào biểu bì phát triển nhanh và đây cũng là nguyên nhân mà chúng ta thường thấy khi còn nhỏ các vết thương lành nhanh hơn. Thông thường, bấm lỗ tai sẽ mất khoảng 6 tuần cho đến 5 tháng nếu ở vị trí sụn và 1 đến 2 tháng nếu bấm ở vị trí thịt. Tuy nhiên, quá trình bấm lỗ tai chóng lành hay không còn phụ thuộc vào chế độ ăn, cách chăm sóc tai sau khi bấm.
IV. Bấm lỗ tai ăn gì mau lành?
Bên cạnh việc biết được bấm lỗ tai nên kiêng gì thì bạn cũng cần xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để vết thương chóng lành và hạn chế tình trạng viêm nhiễm. Một số thực phẩm bạn nên bổ sung sau khi bấm lỗ tai gồm:
- Các loại rau quả xanh giúp cơ thể khỏe mạnh, tránh mắc các bệnh về tim mạch cũng như giúp vùng da sau khi bấm lỗ chóng lành hơn.
- Các loại trái cây như cam, quýt giúp tăng cường sức đề kháng, hạn chế vết thương bị nhiễm trùng. Việc bổ sung vitamin trong hoa quả sau khi bấm lỗ tai còn giúp cơ thể sản sinh protein để hồi phục vết thương.
- Bổ sung cá hồi, bởi chúng chứa nhiều axit béo omega 3 giúp giảm sưng tấy, giảm đau và lỗ bấm mau lành hơn.
V. Những điều lưu ý sau khi bấm lỗ tai
Việc giữ vệ sinh sau khi bấm lỗ tai cũng đóng vai trò quan trọng giúp lành vết thương nhanh hơn. Dưới đây là những điều cần lưu ý dành cho bạn sau khi bấm lỗ tai:
- Không nên sát khuẩn vết bấm lỗ tai bằng cồn bởi chúng có thể khiến da khô hơn và dễ chảy máu.
- Nên sử dụng bông thấm nước ấm hoặc dung dịch sát khuẩn như nước muối pha loãng, oxy già để làm sạch khu vực lỗ bấm.
- Rửa tay sạch sẽ trước khi làm sạch lỗ bấm để giảm nguy cơ vết thương bị nhiễm trùng.
- Trong khi chờ vết thương lành, bạn nên xoay khuyên khoảng 1-2 lần/ngày để ngăn lỗ bấm bị khô cứng.
- Tránh để lỗ bấm tiếp xúc trực tiếp với tóc, các tác nhân khác của môi trường như bụi bẩn…
- Khi ngủ nên lựa chọn tư thế nằm phù hợp tránh gây ra tình trạng chèn ép lên lỗ tai mới bấm. Bạn cũng nên vệ sinh gối thường xuyên để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm.
- Khi lỗ bấm đang trong quá trình bình phục, bạn tuyệt đối không đi bơi. Bởi nếu để lỗ bấm tiếp xúc lâu với nước sẽ khiến vết bấm bị nhiễm trùng nặng hơn.
- Nên đeo khuyên tai có trọng lượng nhỏ sau khi bấm. Bởi lỗ bấm đang trong quá tình bình phục, nên nếu đeo loại lớn, kích thước nạng sẽ khiến viết bấm lâu lành và gây ra tình trạng đau nhức.
- Nếu thấy bị trí bấm lỗ tai sưng to, mưng mủ hay có dấu hiệu bất thường thì nên đến bệnh viên, cơ sở y tế để thăm khám kịp thời.
Tóm lại, bấm lỗ tai là hình thức làm đẹp đơn giản và được nhiều phái đẹp lựa chọn bởi những đôi khuyên tai sẽ giúp họ tỏa sáng hơn. Mong rằng với những chia sẻ bấm lỗ tai kiêng gì trên đây sẽ giúp bạn đảm bảo an toàn sức khỏe cũng như giúp vết thương chóng lành hơn. Đừng quên theo dõi chúng tôi thường xuyên để có thêm thật nhiều kiến thức hữu ích nhé.